HẬU QUẢ NẶNG NỀ CỦA VIỆC MẤT RĂNG SỚM

Mất răng là một hiện tượng ai cũng phải trải qua, đặc biệt là người trung niên và người già. Khi tuổi tác tăng cao và chức năng ăn nhai bị giảm sút nghiêm trọng. Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao nhất trên thế giới (khoảng 90%). Trong đó, đối tượng từ 40-55 tuổi bị mất ít nhất 1 răng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm người bị mất răng. Vậy khi mất răng thì có những hậu quả nào xảy ra, chúng ta cùng nha khoa Trâu Quỳ tìm hiểu nhé.

1. KHÓ KHĂN TRONG ĂN NHAI

Lực nhai giảm sút: Những người bị mất răng sẽ bị hạn chế trong việc nghiền nhỏ, và cắn xé thức ăn. Kéo theo đó là sự hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,….

Thay đổi khẩu vị ăn: Những người bị mất răng sớm sẽ phải thay đổi khẩu vị, và sợ thích của mình. Họ bắt buộc phải chọn lựa những loại thức ăn mềm hoặc vụn để dễ dàng ăn nhai, hay những thức ăn không quá lạnh hay quá nóng ảnh hưởng đến phần lợi k có răng,…Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của họ dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cơ thể.

2. TIÊU XƯƠNG HÀM

Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương.

Theo các chuyên gia đã nghiên cứu sau khoảng 12 tháng đầu tiên khi mất răng, 25% xương hàm tại vị trí đầu tiên sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm xương hàm sẽ tiếp tục tiêu biến đến 45%-60% dấn đến hậu quả nghiêm trọng, khiến các răng bên cạnh sẽ dần mất khả năng ăn nhai và khả năng phục hồi răng mới sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật ghép xương để có thể phục hồi răng mới thành công.

3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC RĂNG CÒN LẠI

Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có chiều hướng dài ra vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm,…..

Đặc biệt, mất răng hàm gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Lực nhai tập trung vào vùng răng cửa, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần.

4. THAY ĐỔI HÌNH THỂ KHUÔN MẶT

Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Hay việc mất răng hàm sẽ dẫn đến việc tiêu xương, lâu ngày hai má sẽ hóp vào, da chảy xệ, khiến xuất hiện nhiều nếp nhăn. Điều này sẽ làm bạn già đi trước tuổi thật của mình.

5. ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT ÂM VÀ GIAO TIẾP

Mất răng cửa có thể làm giảm hoặc mất mối tương quan giữa răng- môi- lưỡi, khiến việc phát âm trở nên lệch lạc, ngọng hoặc nói ra hơi gió. Đặc biệt khi giao tiếp với đối phương, người nói luôn gặp vấn đề tự ti, rụt rè, không dám cười à ái ngại trong việc đáp trả.

Vì khi nở nụ cười thì vẻ đẹp của người nói sẽ bị đối phương đánh giá, bình phẩm dẫn tới mất nhiều quyền lợi cho sau này.

6. BỆNH ĐAU ĐẦU DO MẤT RĂNG

Răng bị mất khiến lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên. Đồng thời, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường, khiến ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm.

7. GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO NGƯỜI MẤT RĂNG

Hiện nay, phương pháp trồng răng Implant được rất nhiều khách hàng quan tâm chọn lựa bởi ngoài việc thay thế cho răng đã mất mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội. Với những bước tiến hiện đại của ngành Nha Khoa hiện nay thì kỹ thuật cấy ghép Implant là một bước tiến vượt bậc nhất và đạt được độ thẩm mỹ cao. Nhờ có Implant mà nỗi “ám ảnh” khi bị mất răng trở nên nhẹ nhàng hơn đối với mọi người. Trồng răng Implant chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho người bị mất răng.

Với các phương pháp trồng răng implant tại nha khoa Trâu Quỳ các vấn đề về mất răng sẽ hoàn toàn có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Người mất răng sẽ lấy lại được nụ cười tự tin, hàm răng chắc khỏe cùng vô số niềm vui khác khi hưởng thụ cảm giác “mọc lại răng mới”.