Quy trình

bọc răng sứ thẩm mỹ tại nha khoa

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng sức khỏe và răng của bệnh nhân để phát hiện ra các bệnh lý về răng, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời trước khi làm răng sứ.

Bước 2: Xử lý các bệnh lý răng miệng

Trước khi bọc sứ, răng phải xử lý trước mọi vấn đề bệnh lý. Đối với trường hợp có cao răng, viêm tủy hoặc răng sâu, các bác sĩ chuyên khoa phải xử lý trước khi thực hiện bọc răng. Tất cả các thiết bị sử dụng đều được vô khuẩn sạch sẽ.

Bước 3: Gây tê và mài cùi răng

Khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng và gây tê. Tiếp đến, bác sĩ sẽ cẩn thận mài cùi răng một phần ít nhất có thể để làm trụ giữ răng sứ. Với sự hỗ trợ của thuốc gây tê, khách hàng sẽ hoàn toàn không đau trong suốt quá trình mài răng.

Bước 4: Lấy dấu răng

Bác sĩ sẽ lấy dấu bằng chất lấy dấu hoặc quét cùi theo công nghệ mới oral scan. Dấu thu được sau đó sẽ được xử lý trong lab và đúc tạo mẫu phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Bước 5: Lắp răng sứ

Trước khi thực hiện gắn răng sứ vào cùi răng, bác sĩ sẽ kiểm tra màu sắc thẩm mỹ và hình dạng răng sứ, sau đó chỉnh khớp và đánh bóng lại. Khi các yếu tố trên đều ổn, bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ.

Hình ảnh

khách hàng

Khách hàng của Dr Hưng

Khách hàng của Dr Hưng

Khách hàng của Dr Hưng

Khách hàng của Dr Hưng

Câu hỏi thường gặp

Bọc răng sứ có đau không?

Đây là câu hỏi mà tất cả các bệnh nhân đều thắc mắc trước khi lựa chọn bọc răng sứ. Trên thực tế thì việc bọc răng sứ đau hay không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ bọc răng, vào thiết bị thực hiện cũng như kỹ thuật, tay nghề của các bác sĩ. Vì bọc răng sứ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, bác sĩ sẽ phải mài cùi răng thật để bọc một lớp sứ cao cấp lên trên nhằm phục hình cũng như bảo vệ những chiếc răng thật.
Về cơ bản bác sĩ cần tuân thủ quy trình chuẩn với tỷ lệ mài răng, với chiếc răng bọc sứ được tính toán chính xác từ trước để đảm bảo không ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như hạn chế đau, khó chịu cho bệnh nhân. Muốn giảm thiểu tối đa những cảm giác đau nhức, ê buốt và độ bền cho những chiếc răng sứ, khách hàng cần lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng với bác sĩ có kinh nghiệm, có kỹ thuật bọc răng sứ.

Bọc răng sứ có hết hô không?

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, bọc răng sứ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng răng hô, răng vẩu của bệnh nhân. Phương pháp này ưu việt hơn niềng răng vì thời gian thực hiện nhanh lại cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng hô, răng vẩu nào cũng có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ để chỉnh hình. Với những trường hợp nặng, bắt buộc phải sử dụng đến niềng răng và việc dùng phương pháp nào là hiệu quả nhất sẽ do các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Bọc răng sứ sau này có bị hôi miệng hay không?

Trên thực tế vẫn có một số ít trường hợp bị hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Đây có thể do bệnh lý tự nhiên của bệnh nhân, nhưng cũng có thể do kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo. Vỏ răng sứ không khít với cùi răng thật làm thức ăn bị dính vào trong, lâu ngày sinh ra mùi hôi, hoặc do bị dị ứng với kim loại, hoặc do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì vậy để tránh bị hôi miệng khi bọc răng sứ, bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp bọc răng sứ. Tìm hiểu quy trình thực hiện, công nghệ bọc răng sứ để tránh những sai sót khi thực hiện. Đồng thời tìm hiểu thêm về các loại răng sứ trước để quyết định sử dụng loại nào cho phù hợp với răng của mình. Không nên sử dụng răng sứ kém chất lượng, không rõ xuất sứ khiến quá trình bọc răng sứ không được đảm bảo. Cần kiểm tra tổng quát răng miệng trước khi thực hiện bọc răng sứ. Nếu gặp các bệnh lý về răng miệng, nhất là bị hôi miệng thì cần phải điều trị dứt điểm trước khi thực hiện. Ngoài ra cần có chế độ chăm sóc răng hợp lý, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.

Khi nào nên bọc răng sứ thẩm mỹ?

Không phải trường hợp nào răng bị hư hại cũng có thể bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của khách hàng sau khi kiểm tra, mới đưa ra những chỉ định cụ thể. Trường hợp răng bị sâu quá nhiều, bị xỉn màu, sứt mẻ, khách hàng có thể bọc răng sứ luôn. Nếu răng mọc chen chúc, khấp khểnh nặng thì phải niềng cho đều mới có thể bọc để hàm răng đẹp hơn. Với trường hợp răng sâu, bị vỡ lớn, cần chụp răng sứ lên răng thật. Tuỳ từng mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tuỷ hay không. Hoặc với các trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh – tetracycline nặng, tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ là phương pháp phù hợp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.

Bọc răng sứ thẩm mỹ có bền không?

Răng sứ chất lượng cao có tuổi thọ lâu dài, độ cứng gấp 10-20 lần so với răng thật. Tuy nhiên, với những dòng sứ kém chất lượng hay trình độ quy trình thực hiện kém, khách hàng có thể đối mặt với tình trạng vỡ sứ, đen chân răng, viêm lợi, đau nhức và ê buốt. Do đó, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định tới chất lượng răng sứ sau khi bọc.