Thở miệng ở trẻ là vấn đề thường gặp, nhất là lứa tuổi từ 3 đến 10 tuổi. Thở miệng thay vì hít thở bằng mũi có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, thậm chí sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được khắc phục. Nó ảnh hưởng từ sức khỏe răng miệng cho đến các vấn đề về giọng nói, rối loạn giấc ngủ. Thời gian thở miệng ở trẻ kéo dài có thể làm ngoại hình trên khuôn mặt thay đổi theo chiều hướng xấu. Hãy cho con đi gặp bác sĩ, bạn cần phải điều trị cho con ngay từ sớm.
Vậy tại sao thở miệng ở trẻ lại có hại, nguyên nhân gây ra nó và cách điều trị là gì? Hãy cùng Nha khoa Dr Hưng tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân gây ra thở miệng ở trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thở bằng miệng, tuy nhiên có một số nguyên nhân thường gặp như:
- Các vấn đề với cấu trúc miệng và khớp cắn
- Cấu trúc xương hàm
- Các lỗ thông mũi bị chặn
- Vấn đề về Amidan và xoang
- Những thói quen xấu: Mút môi, mút ngón tay…
2. Tại sao thở miệng ở trẻ lại có hại?
Thở bằng miệng gây hại cho sự phát triển thể chất của trẻ. Khi thời gian trôi qua, thở bằng miệng sẽ thay đổi cấu trúc khuôn mặt của con bạn, có khả năng dẫn đến:
- Răng chen chúc khấp khểnh
- Khuôn mặt và hàm không cân xứng
- Dị tật đáng chú ý: Hở lợi, miệng hẹp, đau dai dẳng
Thở bằng miệng gây hại cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi con bạn không thể thở đúng cách, não của chúng cũng không thể hoạt động bình thường. Kết quả là:
- Có triệu chứng của tăng động giảm chú ý
- Phát triển các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ
- Phát triển nhận thức chậm hơn
- Thành tích kém ở trường
3. Các triệu chứng thở miệng ở trẻ em
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ thở miệng đó là:
- Ngủ ngáy
- Ăn uống ồn ào
- Khó nói
- Hôi miệng hoặc mùi hôi miệng nặng
- Sâu răng nhiều
- Khô miệng và hoặc môi khô nứt nẻ
- Khóc hoặc khó ngủ vào ban đêm
- Khó tập trung
- Mệt mỏi và cáu kỉnh
4. Điều trị thở miệng ở trẻ em như thế nào?
Nếu nhận thấy các triệu chứng liên quan đến thở miệng ở trẻ, bạn nên cho con đến gặp bác sĩ. Điều quan trọng là phải cho các bạn nhỏ khám răng định kỳ và nha sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu có thể có của thở miệng hoặc các vấn đề liên quan trước khi chúng thực sự trở thành vấn đề lớn.
Điều trị thở bằng miệng dựa trên nguyên nhân gây ra nó. Đối với một số trẻ, việc điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của các phương pháp và các bác sĩ chuyên khoa khác nhau cùng với chăm sóc tại nhà. Các phương pháp có thể sử dụng như: Tập thở lại, kiểm sót các thói quen xấu như mút ngón tay cái, phâu thuật cắt amidan quá phát…
Tuy nhiên, ở Nha khoa Dr Hưng chúng tôi điều trị thở miệng cho trẻ bằng phương pháp chỉnh nha. Nếu thở bằng miệng khiến hai hàm phát triển bất thường hoặc răng mọc chen chúc, điều này có thể được khắc phục bằng cách điều trị chỉnh nha. Chỉnh nha có cơ hội thành công cao nhất cho trẻ em và thanh thiếu niên có xương hàm vẫn đang phát triển. Giai đoạn này gọi là Chỉnh nha tăng trưởng hay còn được nhắc tới là ĐỘ TUỔI VÀNG ĐỂ NIỀNG RĂNG. Và phương pháp điều trị này còn có hiệu quả đối với nhiều trường hợp là người lớn.
Tùy thuộc vào trường hợp của con bạn, chỉnh nha có thể:
- Để nong hàm, giúp lưỡi nằm trên vòm miệng và điều chỉnh sự chen chúc của răng.
- Để di chuyển hàm dưới về phía trước, mở rộng đường thở và khôi phục lại khuôn mặt bình thường
Dụng cụ chỉnh nha có thể là mắc cài cố định hoặc bộ dụng cụ tháo lắp và cả hai cách đều yêu cầu sự phối hợp của 3 bên: hỗ trợ từ cha mẹ, sự phối hợp của trẻ và đồng hành cùng Nha khoa.
Nêu phát hiện bạn nhỏ nhà mình có dấu hiệu thở miệng, hãy liên hệ với chúng tôi. Nha khoa Dr Hưng sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn.
Niềng răng cho trẻ bị hô: