SDF là gì?
SDF bản chất là Bạc diamine fluoride Ag (NH3)2 F
Là chất được dùng trong nha khoa để dự phòng và ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.
1. Chỉ định bôi SDF cho trẻ trong các trường hợp
- Tổn thương sâu răng mà trẻ không hợp tác để hàn răng
- Tổn thương sâu răng tạo lỗ không có biểu hiện lâm sàng của tổn thương tủy
- Tác dụng ở những tổn thương sâu vùng răng cửa sữa, mặt ngoài, mặt trong răng.
2. Những trường hợp không dùng SDF
- Nếu những lỗ sâu đã vào tủy thì không thể bôi SDF
- Không nên sử dụng SDF nếu bị dị ứng bạc, loét miệng hoặc lở miệng
3. Chức năng của SDF
- Ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.
- Ngừa sâu răng.
- Giảm nhạy cảm ngà.
4. Quy trình bôi SDF phòng ngừa sâu răng
a. Chuẩn bị dụng cụ
Bộ khay khám: gương, kẹp gắp, thám trâm (nên dùng cây đo túi thì tốt hơn), khăn phủ, cốc, ống hút
Bông
SDF
Đĩa đựng SDF, chổi để bôi (tăm bond)
b. Quy trình:
– Bước 1: Làm sạch bề mặt răng:
Làm sạch bề mặt răng, lỗ sâu bằng chổi cước hoặc bằng bàn chải đánh răng
– Bước 2: Cách ly bề mặt răng sâu, môi, má:
+ Cách ly bề mặt răng sâu cần bôi bằng bông cuộn, và ống hút nước bọt
+ Có thể bôi vaseline vào môi giúp tránh khô môi/ SDF dính vào môi.
– Bước 3: Làm khô về mặt lỗ sâu:
Làm khô về mặt răng bằng bông, hoặc bằng ống xịt hơi thổi khô
– Bước 4: Bôi SDF lên bề mặt răng
– Bước 5: Chờ SDF khô trong 3 phút
+ Nếu trẻ không hợp tác có thể cho trẻ cắn bông và bỏ ra sau 1 phút.
+ Trẻ có thể súc miệng ngay sau đó.
=> SDF rất thích hợp cho những trẻ nhỏ, có răng sâu nhưng không hợp tác khi điều trị.
5. Dặn dò sau khi bôi SDF
Trẻ có thể súc miệng ngay sau khi bôi SDF
Tái khám định kỳ 6 tháng/ lần
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách